1. Thông tin chung về cây Actiso dùng làm cao atiso Hà Giang:

Atiso có tên khoa học là Cynara scolymus là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền nam Châu Âu (quanh địa trung hải) đã được người cổ Hy Lạp và cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm.

Liên hệ ngay 0936.488.420 để nhận được tư vấn trực tiếp và tận tình!




Những cây atiso được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut.

Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc.
Hoạt chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 3 dicaféin quinic).
Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri…

Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.

Đặc điểm thực vật:



Atisô là cây thảo lớn, cao 1 – 1,2m, có thể đến 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng.

2. Phân bố:

Atisô là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải, được người Pháp di thực vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc), Quản Bạ (Hà Giang). Ðến nay atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như Hải Dương cây vẫn phát triển tốt.

3. Bộ phận sử dụng:

Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc. Lá hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc.
Thu hái:
Gieo hạt tháng 10-11, bứng ra trồng tháng 1-2. Lúc cây sắp ra hoa, hái lấy lá, bẻ sống.
Lá Atisô thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa. Có tài liệu nêu là nên thu hái lá còn non vào lúc cây chưa ra hoa. Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lá vào thời kỳ trước tết Âm lịch 1 tháng.
Cách bào chế:
  • Sấy, phơi khô.
  • Bảo quản:
  • Nơi khô ráo, thoáng mát
  • Thành phần hóa học:
Trước đây người ta cho rằng hoạt chất là Cynarrin. Những nghiên cứu gần đây chứng minh rằng có nhiều hoạt chất khác nhau chứ không riêng gì Cynarrin (Ernst E. Naturamed 1995).

Trong Atisô chứa 1 chất đắng có phản ứng Acid gọi là Cynarin (Acid 1 – 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.

Lá Atisô chứa: Acid hữu cơ, Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid.

Dược điển Rumani VIII quy định dược liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid.

Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá.

Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% Polyphenol, Clorogenic acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là Rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%). Dẫn chất Caffeic như Clonogenic acid, Neoclorogenic acid, Cyptoclorogenic acid, Cynarin. Sesquiterpen lacton: Cynarpicrin, Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol.


4. Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lần trong cuống lá.cao atiso hà giang

Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hình hoa thị ở mặt đất (0,38). Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất. Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn. Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế.

Ngọn có hoa chứa inulin, protein (3,6%), dầu béo (0,1%), Cacbohydrat (16%), chất vô cơ(1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3 mg/100g), Caroten (60 đơn vị/100 g, tính ra Vitamin A).

Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na. Hàm lượng Kali rất cao.

Hoa actiso ăn rất tốt cho sức khỏe, nó cung cấp khoảng 9,3% carbohydrate, 1,5% chất xơ, rất ít chất béo và protein. Năng lượng cung cấp rất thấp, chỉ khoảng 40 đến 50 kcal nhưng lại rất giàu vitamin và chất khoáng như kali, phốt pho, canxi, natri, lưu huỳnh và magiê. Hoa đặc biệt thích hợp cho người bị đái tháo đường do có rất ít đường. Hoa

cũng giúp thải bớt chất độc cho những người mất cân bằng do uống nhiều rượu.

Rễ: hầu như không có dẫn chất của axit caffeic, bao gồm cả axit Clorogenic và Sesquiterpen lacton. Rễ chỉ đều thông tiểu chứ không có tác dụng tăng tiết mật (theo Herbal Medicine, 1999).

5. Tác dụng dược lý của cao atiso hà giang:

Các nhà khoa học Pháp, Liên Xô cũ, Nhật và Thụy Sĩ đã chứng minh các tác dụng của atisô:
Tiêm tĩnh mạch dung dịch atisô sau 2 – 3 giờ lượng mật bài tiết gấp 4 lần.
Cho uống hoặc tiêm dung dịch atisô làm hạ cholesterol và urê trong máu. Tăng lượng nước tiểu, tăng hàm lượng urê trong nước tiểu.

Hoa atisô có tác dụng giảm viêm, hạ cholesterol trong máu.
Atisô không độc.
Kỹ thuật sơ chế atisô:
Trong lá, hoa và thân, rễ của cây atisô chứa nhiều enzym (men) oxy hóa. Sau khi hái, các enzym sẽ hoạt động mạnh, phá hủy các hoạt chất chứa trong dược liệu. Vì vậy phải nhanh chóng diệt men để ổn định hoạt chất bằng các phương pháp sau:


Hấp 5 phút trong hơi cồn sôi rồi phơi hoặc sấy khô ngay.
Ngâm trong dung dịch NaCl 5% (muối ăn) rồi phơi hoặc sấy khô ngay.
Nếu không nhanh chóng diệt men mà chỉ phơi sấy khô dược liệu theo phương pháp thông thường thì 80 – 90% hoạt chất có trong atisô bị phá hủy (đó là điều các nhà sản xuất chế phẩm atisô phải quan tâm).

Tác dụng của Atiso:tác dụng của cao atiso


Hoa và cụm lá bắc atisô dùng làm rau ăn. Nấu canh hoặc hầm với xương lợn hay nấu với gan lợn, ăn rất bổ.

Hoa và cụm lá bắc với bệnh nhân đái tháo đường có tác dụng hạ lượng đường trong máu (do có chất Inulin), ngoài ra còn có tác dụng nhuận gan, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc.
Lá atisô (và các chế phẩm chiết suất toàn phần như cao lỏng, cao đặc, cao khô atisô) có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật, thông mật, hạ cholesterol máu. Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhómacid alcol cùng các flavonoid).

Tác dụng chống oxy hóa: acid cafeic, acid chlorogenic và cynarin, lutein trong dịch chiết lá có tác dụng: Dọn các gốc tự do, cảm ứng thành phần PMA-ức chế sự phát sinh các gốc tự do. Một số nghiên cứu khác cũng chứng minh tác dụng chống oxy hóa liên quan tới tác dụng bảo vệ các tế bào gan, mô hình nghiên cứu được tiến hành trên tế bào gan chuột.

Tác dụng bảo vệ tim mạch: dịch chiết actiso có tác dụng giãn mạch và bảo vệ tế bào cơ tim. Dịch chiết lá cây có tác dụng lên gen tổng hợp nitric oxid và có tác dụng tích cực với chức năng nội mô.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu in vivo trên chuột cũng cho thấy dịch chiết lá cây có tác dụng giảm peroxy hóa lipid và oxy hóa protein, sửa chữa các ADN bị phá hủy dưới tác dụng gây độc trên tế bào gan của chất gây độc với gan như CCl4.

Các chế phẩm cao atiso Hà Giang:


Trên thị trường thuốc Việt Nam đang lưu hành các chế phẩm atiso như các loại trà túi lọc, các loại thuốc viên bao, các dung dịch uống đóng ống hoặc đóng chai, cao atiso Hà Giang dạng lỏng, cao đặc khô. Chủ yếu được sản xuất trong nước, chứa một thành phần hoặc nhiều thành phần dược chất. (chỉ có sản phẩm viên bao Chophytol là sản xuất tại Pháp).

Actiso trồng ở đâu là tốt nhất:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm từ cây actiso, và cũng có nhiều quan điểm cho rằng Actiso ở Đà Lạt là tốt nhất lý do hàm lượng cynarine là cao nhất, tuy nhiên thường chưa có thống kê, so sánh, đánh giá cụ thể bằng chứng cứ khoa học liệt kê.

Các vùng trồng actiso hiện nay tập trung ở Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc), Quản Bạ (Hà Giang).


Tại Quản Bạ (Hà Giang):

Khu vực miền núi phía bắc, khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, rất thuận lợi cho sự phát triển của cây Atiso do rất ít sâu bệnh.
Hợp tác xã dược liệu Hà Giang là vùng trồng dược liệu đầu tiên của nước ta đạt tiêu chuẩn GACP do tổ chức y tế thế giới đưa ra. Từ khâu chăm sóc cây dược liệu, đến quá trình thu hái, chế biến thành dược phẩm đều có quy định rất khắt khe nhằm đảm bảo chất lược sản phẩm tốt nhất, chứa hàm lượng dưỡng chất ổn định, cao nhất.
Theo một nghiên cứu do các Giáo Sư, Tiến Sĩ hàng đầu của trường Đại học Dược Hà Nội tiến hành thì cây atiso trồng tại Hà Giang cho hàm lượng Cynarin lên tới 8% trong cao phun sấy, đây là dược chất quan trọng nhất của cây actiso.

6. Sản phẩm cao Actiso Hà Giang:

- Thông tin về sản phẩm: 

Được sản xuất và hỗ trợ sản xuất bởi công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội.Được kiểm soát theo quy trình chuẩn từ khi trồng trọt đến phân phối nên sẽ đảm bảo nhiều yếu tố không phân bón, không thuốc bảo vệ thực vật, không tạp chất.Quy cách đóng gói: Cao Actiso được đóng trong lọ thủy tinh hình trụ, thể tích cao 55 ml, tương đương khoảng 80 g cao. Trọng lượng cả lọ khoảng 165 g.Cách dùng: Lấy một lượng cao tương đương với khoảng 1/3 thìa sữa chua (bằng khoảng 1 “hạt lạc”) cho vào khoảng 200 ml nước ấm (70 độ C), khuấy đều và thưởng thức ngay, uống hơi ấm sẽ ngon và thơm hơn, vị không đắng nếu cho lượng vừa phải, có thể thêm chút mật ong hoặc chút đường để điều vị. Nếu muốn uống mát có thể cho vào tủ lạnh.Công năng và chủ trị của cao atiso Hà Giang:Giải độc gan: Gan là cơ quan chuyển hóa, thải trừ độc quan trọng nhất của cơ thể, các nhà khoa học đã chứng minh việc sử dụng cao atiso thường xuyên giúp cho mọi người có một lá gan khỏe mạnh nhất. Đặc biệt đối với những người bị bệnh về gan, xơ gan do rượu, người hay uống rượu bia, sử dụng cao actiso hàng ngày sẽ giúp bạn giảm khả năng bị phá hủy lá gan do rượu bia lên tới 80%. Làm mát gan: đặc biệt có tác dụng tốt đối với những ai bị nóng gan, tăng men gan. Trị mụn nhọt, mẩn ngứa do nhiệt: Actiso có rất nhiều chất chống oxy hóa giúp cho làn da luôn tươi trẻ, tránh mụn nhọt, mẩn ngứa, ngăn ngừa lão hóa làn da, giúp chị em phụ nữ luôn tươi trẻ, quyến rũ. Tăng hoạt động của mật tiết dịch mật, kích thích tiêu hóa: Lypid chỉ có thể hấp thu khi mật tiết dịch, sử dụng cao actiso giúp dịch mật được bài tiết nhiều hơn, kích thích hệ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Lợi tiểu: Sử dụng cao atiso hàng ngày để tăng cường thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, giúp ngăn ngừa, phòng chống các bệnh liên quan đến sỏi