Để đánh bại đối thủ cạnh tranh trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm, bạn nhất định phải biết họ đang sử dụng các chiến thuật nào. Sau đây là các bí quyết để tổng hợp lại những phân tích chính xác và đầy đủ về đối thủ cạnh tranh.

phan_tich_canh_tranh_trong_seo


Khi bắt đầu thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), một trong những điều quan trọng cần làm trước tiên đó là bạn cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Biết được mình đang đứng đâu giữa rừng đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn hoạch định được chiến lược và những chiến thuật cần thiết để đạt được mục tiêu SEO cho khách hàng của bạn, đồng thời cho phép bạn tập trung nỗ lực và đặt ra những kì vọng mang tính thực tiễn. Trong ebook về SEO – chuyện thần tiên ở xứ sở nước Úc, tôi có chia sẻ 03 lí do tại sao phân tích này lại cực kì quan trọng có thể quyết định thứ hạng SEO của bạn.

1. Trong bước đầu tiên của SEO – Phân Tích

Từ khóa – việc đánh giá đối thủ giúp bạn tìm được những từ khoá mà bạn có thể bỏ sót nếu chỉ tư duy từ góc độ khách hàng, hoặc doanh nghiệp của mình. Hơn ai hết, những đối thủ lên Top ở thời điểm bạn bắt đầu thực hiện chiến dịch SEO là những “người thành công”. Học hỏi từ họ không bao giờ là một điều thừa thải. Đôi lúc, bạn sẽ tìm được những từ khoá rất hot và hay chỉ bằng việc phân tích đối thủ của mình.

2. Mỗi trang web đều có một số điểm SEO nhất định, từ 1 đến 100. 


Nhưng bạn liệu có cần đạt 100 điểm SEO khi đối thủ lớn nhất của bạn chỉ đạt 69 điểm? Đó ắt hẳn là một công việc tốn công sức mà thực tế, bạn chỉ cần 70 điểm để có thể leo lên Top một cách dễ dàng trong tương lai. SEO là một trò chơi mà bạn không cần phải được cao điểm để giành chiến thắng. Bạn chỉ cần là người có số điểm cao nhất – không còn cách nào khác, bạn phải tìm ra ai à người đang giữ số điểm cao nhất đó.

3. Một trong những rào cản khiến nhiều doanh nghiệp e ngại đầu tư cho SEO chính là vì thời gian sinh lợi của SEO khá lâu. 


Trong bước Reach, có thể nói, SEO và Content Marketing chính là 2 chiến thuật dài hơi nhất để mang lại traffic cho website của bạn. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ Ttăng rank SEO cấp tốc – SEO lên top trong 1 đến 2 tháng. 

Tôi có thể khẳng định với bạn – Một người làm SEO thực thụ, sẽ không bao giờ hứa với bạn về thời gian lên top nếu chưa xem qua các đối thủ của bạn trên kết quả tìm kiếm! Đây chính là lí do thứ 3 bạn phải phân tích đối thủ của mình trước khi thực hiện SEO 1 dự án. Bạn sẽ biết khả năng từ khóa bạn có thể lên top là trong thời gian bao lâu. Tôi muốn nhấn mạnh, lên top ở đây nghĩa là sẽ không cần phải giữ thứ hạng hàng tháng nữa. Một khi từ khóa đã đạt top tìm kiếm, bạn chỉ cần rung đùi mà bán hàng thôi.

Vậy chúng ta nên bắt đầu từ đâu?


Sau đây là những câu hỏi bạn nên hỏi trước khi thực hiện phân tích. Ai là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của bạn? Cái gì đã mang lại kết quả cho họ mà bạn không làm? Khi nào thì họ tung ra nội dung của mình? Họ sẽ chia sẻ nội dung của mình ở đâu? Vì sao họ lại làm như thế? Họ làm như
thế bằng cách nào? Tất cả những câu hỏi này cần được trả lời một cách thông suốt, bởi lẽ câu trả lời sẽ là động lực trong chiến lược tối ưu hóa của bạn. Không ai phủ định việc tổng hợp lại các phân
tích về đối thủ cạnh tranh có thể rất phức tạp và tiêu tốn hàng đống thời gian của bạn. Nhưng đừng lo lắng, chỉ cần làm theo những bước dưới đây, việc phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

1. Hãy bắt đầu từ MỤC TIÊU của bạn khi thực hiện 1 dự án SEO!


Hãy bắt đầu từ mục tiêu của bạn. Công cụ đánh giá phù hợp trong việc phân tích bất kì đối thủ
cạnh tranh nào chính là việc công cụ đó giúp bạn có được những cái nhìn chính xác về khả năng
đạt được những mục tiêu chính đề ra của công ty. Ví dụ như bạn nhắm tới việc thu thập thêm nhiều
email của khách hàng tiềm năng, gia tăng độ nhận biết thương hiệu, bán hàng hoặc bất kì mục tiêu
nào. Hãy luôn nhớ rằng: thành công SEO sẽ phải đo lường được.

2 Xác định đối thủ cạnh tranh


Khi bạn phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn đang dùng kính lúp để soi vào những website đang xếp hạng trên những từ khóa mà công ty của bạn đang muốn nhắm tới. 

Ghi chú: Lời khuyên của tôi là hạn chế danh sách những từ khóa này đến dưới 10 từ khóa (lưu ý: nếu bạn kinh doanh Ecommerce và có rất nhiều loại sản phẩm, dịch vụ cần phải SEO, tôi khuyên bạn hãy bắt đầu với những loại sản phẩm, dịch vụ thế mạnh của bạn, thay vì làm phân tích tất cả). Trong khi mọi người đang muốn đưa vào bảng xếp hạng những cụm từ khóa trên Google càng nhiều càng tốt thì việc hoàn thành bản phân tích đối thủ cạnh tranh đúng thời hạn có thể mang lại sự khác biệt giữa thành công và thất bại. 

Đừng quá tham lam! Hãy chính xác và kịp thời. Vậy thì bạn nên lựa chọn từ khóa để đưa vào bảng phân tích của mình? Câu hỏi này đem bạn trở lại với công việc đầu tiên của một dự án SEO – tìm kiếm từ khóa cho doanh nghiệp nhưng đối với phân tích đối thủ, công việc này đơn giản hơn rất nhiều. 

Hãy chọn từ khoá ngắn, mô tả một nhóm sản phẩm, dịch vụ chủ lực của doanh nghiệp. Đây là lúc bạn nên tư duy một cách có cấu trúc, tổng thể, và đứng về phía nhu cầu của phần đông khách hàng nhiều hơn là đi tìm những chủ đề, từ khoá độc đáo, lạ lẫm, và chỉ phục vụ một nhu cầu của một đối tượng khách hàng rất nhỏ (Niche). 

Một khi bạn đã có trong tay danh sách các từ khóa, bạn có thể xác định 10 đối thủ cạnh tranh hàng đầu cho mỗi từ khóa. Thực hiện tìm kiếm cho mỗi từ khóa đích và ghi chú lại những website xuất hiện ở trang đầu trong những kết quả tìm thấy. 

Khi đã xác định được những website này, bạn chỉ việc tạo ra một danh sách ban đầu về các đối thủ cạnh tranh. Danh sách sau đó có thể thu hẹp lại chỉ bao gồm những đối thủ lớn nhất (lên top ở nhiều từ khóa ) hoặc có thể được tóm lại để tập trung vào những đối thủ cụ thể nếu quản lý của bạn yêu cầu. Một khi đã xác định được những đối thủ cạnh tranh chính, bạn có thể bắt đầu việc phân tích.

3 Đối thủ cạnh tranh có bao nhiêu trang được Index?


Số lượng backlink của một website được Google index là một trong những thước đo quan trọng để
bắt đầu bài phân tích này. Tại sao lại như vậy? Bởi lẽ một website càng có nhiều trang được index đồng nghĩa với việc Google bot càng ưu tiên cập nhật tình trạng của trang web này. Có một câu hỏi
mà tôi đã từng trả lời cho rất nhiều người – đó là “Những thay đổi mang tính cải thiện SEO của một trang web mất bao lâu để được Google cập nhật trong bản Cache của mình?” 

– Câu trả lời đó chính là “tùy thuộc vào tần suất update website của bạn.” Hãy tưởng tượng, số lượng trang được index nó cũng giống như số viên gạch được xây dựng để làm nền cho cửa hàng của bạn. Khi cửa hàng càng lớn, càng hiện diện, tất nhiên, Google thừa hiểu, bạn là một ông lớn trong mảng kinh doanh đó, và cũng sẽ viếng thăm cửa hàng bạn thường xuyên hơn để đánh giá chất lượng của bạn. 

Cũng tương tự như thước đo sự lớn mạnh của các thương hiệu Franchise nằm ở việc có bao nhiêu cửa hàng mọc lên ở các ngã tư, ngã ba vậy! Để biết được có bao nhiêu trang web được Google “nhìn thấy”, bạn cần thực hiện lệnh: ”site://url” trong ô tìm kiếm. Ví dụ, bạn sẽ gõ: ”site:domain.com” vào ô tìm kiếm và chờ xem có bao nhiêu kết quả xuất hiện. 

phan_tich_canh_tranh_trong_seo


Hãy nhớ rằng các trang được Index sẽ chỉ ảnh hưởng đến việc cập nhật website của Googlebot chứ không phải việc xếp hạng SEO. Số lượng bài viết cũng như như số lượng đường dẫn chưa chắc đã đảm bảo cho việc xếp ở thứ hạng cao. Bạn có thể cập nhật 300 bài một tháng nhưng chỉ đạt được 100,000 lượt truy cập một năm. Ngược lại, chỉ với 15 bài viết mỗi tháng nhưng bạn có thể đạt được con số 500,000 lượt truy cập mỗi năm. Điều đó phụ thuộc vào khả năng SEO của bạn tốt đến đâu. Đừng hoảng sợ nếu đối thủ của bạn có số trang được Index gấp 10 lần bạn! 

Xét về khía cạnh phân tích đối thủ cạnh tranh, con số Index cao không đồng nghĩa với việc website đó là bất khả chiến bại. Nó cũng không đồng nghĩa với việc website sẽ được đánh giá tốt hơn hay đạt được thứ hạng cao hơn. Tuy nhiên, những điều này có mối tương quan. Tìm hiểu được website của đối thủ cạnh tranh có bao nhiêu trang được index sẽ đưa đến cho bạn một ý tưởng để tạo ra những nội dung có thể cạnh tranh được với đối thủ của bạn. Và điều này mang chúng ta đến phần tiếp theo – Cấu trúc On Page của trang web.

4 Nhìn xem đối thủ cạnh tranh của bạn đang cấu trúc Trang Web như thế nào


Trong Ebook về SEO, tôi có đề cập đến một khái niệm rất quan trọng với SEO thời 4.0 (khi Google ra mắt thuật toán Google Hummingbird – đề cao từ khóa mang tính hội thoại nhằm giúp người sử dụng có thể tìm kiếm chính xác trang đích cho một từ khóa cụ thể - thay vì phải vào những trang quá
nhiều thông tin như trang chủ) đó chính là trang đích chuyên dụng (Dedicated Landing Page). Việc đối thủ có nhiều trang đích được index đồng nghĩa với việc khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của họ là tương đối cao. Điều này có thể là kết quả của việc các trang đích của đối thủ được cấu trúc tốt về mặt On-Page. Có 02 loại trang đích có thể được Rank Top nếu hội tụ 2 điều kiện – bổ sung cho nhau:
  1.  Cấu trúc On Page tốt.
  2.  Tương tác trên trang tốt (người dùng ở lại lâu trên trang, chia sẻ trang, hoặc đọc thêm những bài viết khác từ trang đích đó) Đây chính là lí do vì sao dù bạn có kinh doanh về E-commerce thuần túy, không có gì ngoài việc liệt kê ra những loại sản phẩm hoặc sản phẩm chi tiết thì đối với SEO, bạn vẫn phải chú trọng đến việc thêm nội dung chữ cho trang đích của mình. Nội dung đó không những phải được cấu trúc tốt về mặt On Page mà còn phải thật sự hấp dẫn người đọc. Nếu đối thủ của bạn đang làm tốt việc tạo ra những trang đích đạt chuẩn SEO, thì tôi e rằng, công việc của bạn sẽ khá vất vả nếu muốn đánh bại họ. Đầu tiên, hãy sử dụng một số công cụ để phân tích cấu trúc on-page website của họ và đánh giá sơ bộ về sự xuất sắc của đối thủ trong lĩnh vực này. Phân tích này thường áp dụng được cho các website trong lĩnh vực E-commerce. Tiếp theo, nếu nhận thấy đối thủ của bạn đang lên top nhờ vào những bài viết với đầy những nội dung đặc biệt, hãy phân tích về chiến thuật nội dung của họ. Phân tích này phù hợp với các website trong lĩnh vực đào tạo, blog, chia sẻ, funnel marketing, hoặc thị trường ngách. Bằng việc tham khảo nội dung của đối thủ, bạn có thể tìm ra được khán giả của mình muốn đọc những gì, cái gì làm họ hứng thú chia sẻ, họ chia sẻ bằng phương tiện gì và tại sao họ lại chia sẻ. Bạn cũng sẽ khái niệm chung nhất về các bài viết có nội dung thuộc hàng top đầu, từ đó xây dựng chiến lược viết bài hợp lí nhất cho công việc SEO của bạn. Hãy quan sát những nội dung sẵn có và sáng tạo để viết ra những nội dung mà Moz gọi là “Nội dung 10x”. Bạn có thể đánh bại đối thủ với chiến thuật này. HIểu đơn giản, “Nội dung 10x” chính là những bài viết có chất lượng tốt hơn 10 lần so với bất kì bài viết nào tôi có thể tìm thấy được trên Google hôm nay. “Nếu tôi không nghĩ là mình có thể làm được điều đó thì tôi sẽ không bao giờ cố gắng và ưu tiên đẩy những từ khóa đó lên top”. Khi xác định phải đương đầu với những ông lớn đã lên top từ rất lâu, hãy luôn nhớ rằng  độc đáo và tốt thôi thì chưa đủ! Bạn phải là tốt nhất. 

Có rất nhiều công cụ audit onpage có thể sử dụng (bạn có thể google từ khóa “on page audit” để tìm cho mình một công cụ phù hợp) - trong hình là ví dụ của http://www.seoptimer.com/.

phan_tich_canh_tranh_trong_seo


Buzzsumo cho phép bạn phân tích được những bài viết mới nhất và hấp dẫn nhất dựa trên 1 chủ đề cụ thể.

phan_tich_canh_tranh_trong_seo


Tôi luôn có niềm yêu thích đặc biệt với CONTENT MARKETING. Trong Model RACE, content marketing và SEO là hai chiến thuật khó thực hiện nhất và mang lại hiệu quả lâu nhất, nhưng tin tôi đi. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất của câu nói “Khổ trước, sướng sau”. Nhìn xem nội dung của đối thủ là gì, bạn có thể trả lời được câu hỏi “Đối thủ cạnh tranh đang viết những gì để có được sự lan truyền, tính tương tác xã hội, lượng người truy cập tự nhiên tốt đến vậy” Tính lan truyền: Nhìn vào những bài viết được nhiều lượng người đọc, chia sẻ và nhận được nhiều phản hồi tích cực, điều này sẽ giúp bạn rút ra được nội dung như thế nào thì tốt. Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng, chỉ với một ý tưởng được lan truyền không có nghĩa là nó sẽ được lan truyền thêm một lần nữa. Điều chúng ta cần tìm kiếm ở đây là sự cộng hưởng: làm thế nào để nội dung đó truyền đạt được cho người đọc và làm thế nào để họ phản ứng lại với nó. Một khi chúng ta tìm được nội dung có thể cộng hưởng được với khán giả, chúng ta có thể viết được những nội dung có thể đưa đến những phản ứng tương tự. Tôi cá là không ít người đọc hiện nay có thói quen để lại bình luận sau những bài viết để nêu lên quan điểm
cá nhân của họ. Và bạn hãy bắt đầu từ đó để tìm ra thỏi nam châm cho chủ đề của mình. Tương tác xã hội: Sử dụng một công cụ được gọi là BuzzSumo. Đây là một trong những công cụ tìm kiếm xu hướng nội dung yêu thích của tôi. Chắc chắn bạn sẽ tìm ra được cách tiếp cận mới mẻ và độc đáo cho những bài viết của mình khi nhìn vào những kết quả có sẵn đã được index trên Google trong báo cáo được cập nhật theo thứ tự thời gian của Buzzsumo. Hãy tìm lần lượt những từ khoá trong danh sách ban đầu của mình trong Buzzsumo để xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh cho những nội dung mình sẽ viết. Lượng truy cập tự nhiên: nhìn vào những trang kết quả công cụ tìm kiếm (SERPs) cho những
từ khóa được cho sẵn, bạn có thể nhận thấy nội dung đó đã đạt được lượng truy cập tự nhiên tốt như thế nào. Nhận biết được nội dung đó đã đạt được lượng truy cập tự nhiên tốt như thế nào rất quan trọng, bởi lẽ, bạn muốn tìm xem cách mà Google index loại nội dung đó. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, chỉ bởi nội dung của một website được xếp hạng tốt trong kết quả tìm kiếm, không có nghĩa rằng những nội dung tương tự cũng sẽ rank top. Chúng ta đơn giản chỉ đang đánh giá mọi thứ theo mặt cấu trúc như kiểu đếm số lượng từ, xem ai là người viết ra nội dung, khi nào nên đăng tải nội dung, tại sao bài viết ra đời và cấu trúc văn bản sử dụng trong bài viết là gì. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra nội dung chất gấp 10 lần như vậy để đánh bại nó.

5 Kiểm tra Profile Backlinks của đối thủ cạnh tranh 



Nếu như số điểm SEO từ việc làm tốt cấu trúc Onpage chỉ mang lại tối đa 25/100 điểm và đòi hỏi
rất nhiều công sức và sự sáng tạo, thì Backlinks (OffPage) lại là sự lựa chọn dễ hơn nhiều đối với nhiều dịch vụ SEO hiện nay ở Việt Nam. Tôi luôn có một giả thuyết về các đối thủ của mình khi đọc bản phân tích onpage rất thiếu thuyết phục của họ, đó là “họ đang lên top nhờ backlink”! 

Đó cũng chính là công đoạn tiếp theo. Đối thủ của bạn sở hữu bao nhiêu backlink và quan trọng hơn, những Backlink đó đến từ đâu. Cũng giống như nội dung, số lượng đường dẫn không phải là cách để xây dựng một cơ sở vững chắc cho việc Rank Top. Nếu đối thủ của bạn có 300,000 đường dẫn, những đường dẫn đó liệu thật sự có ích cho SEO và trông nó như thế nào? Bạn có nên hoảng sợ khi nhìn thấy một đế chế backlink đồ sộ từ đối thủ? 

Hai trường hợp dưới đây hoàn toàn khác nhau! 

  1.  Đường dẫn từ những trang listing có chất lượng thấp 
  2.  Đường dẫn từ các bài báo từ website quảng cáo 
  3.  Đường dẫn từ những website cá độ cờ bạc được xếp hạng cao 
  4.  Đường dẫn từ những trang khiêu dâm được xếp thứ hạng cao 
  5.  Đường dẫn từ những bài viết no-follow với bình luận lung tung không liên quan

Hoặc là nhìn những website đó sẽ giống như thế này? 

  1.  Đường dẫn từ website giáo dục 
  2.  Đường dẫn từ các website của chính phủ 
  3.  Đường dẫn từ các website có thẩm quyền cao 
  4.  Đường dẫn từ các trang web có dịch vụ và sản phẩm tương tự khác 
  5.  Đường dẫn từ các bài viết không có những bình luận spam 
Bạn có thể có đến 300,000 đường dẫn, tuy nhiên, chia buồn với bạn! Profile Backlink của bạn khá thảm hại nếu phần lớn backlink của bạn được mô tả ví dụ đầu tiên. Những đường dẫn như vậy thường sẽ mang lại kết quả không mấy khả quan cho SEO của bạn. Khả năng bị phạt bởi Google Penguine là rất cao dẫn đến việc website của bạn rớt top mãi mãi. 

Điều chính cần lưu ý ở đây khi phân tích Backlink của đối thủ, chính là nếu bạn muốn cạnh tranh một cách sáng suốt và nhanh chóng đánh gục họ, hãy tuân thủ các quy tắc khi xây dựng backlink mà tôi đã đề cập từ bài viết về SEO trong số tạp chí tháng 2, đồng thời học hỏi thêm từ những backlink chấtlượng của đối thủ. Nếu đối thủ cạnh tranh đang sử dụng Backlink xấu để đạt thứ hạng cao, bạn có thể hoàn toàn trở nên khác biệt bằng cách đi theo con đường chính thống hơn của Whitehat SEO. Đừng luôn cho rằng đối thủ cạnh tranh đang đứng TOP làm tất cả mọi thứ đều đúng. Đây là điều những người làm SEO có ít kinh nghiệm nhất đang làm chính mình bị sập bẫy.

Làm sao bạn có thể biết liệu ĐỐI THỦ CỦA BẠN CÓ SỬ DỤNG BLACKHAT SEO hoặc bạn đang sử dụng 1 dịch vụ SEO không chính thống? Hãy để ý những dấu hiệu sau:

phan_tich_canh_tranh_trong_seo


1. Tỉ lệ DO FOLLOW và NO FOLLOW backlink:

  •  Thông thường, nếu là backlink được xây dựng tự nhiên, tỉ lệ này sẽ luôn thấp hơn 9-1. 

2. Kiểm tra đoạn văn bản có chứa backlink:
  •  Anchor Text - thông thường sẽ là NAKED TEXT (chính là domain của doanh nghiệp). Nếu có nhiều những văn bản khác có gắn link như hình ảnh, từ khóa, thì khả năng cao, đối thủ đang sử dụng Backlink bẩn.
3. Tiếp theo là kiểm tra địa điểm của các website trỏ về trang đích của đối thủ. 

Bạn có thể dễ dàng nhận ra những trang web ở những nước không liên quan đang xây dựng backlink cho đối thủ của mình - hẳn là một điều không bình thường tí nào.

Cuối cùng, để phân tích sâu hơn, bạn có thể trực tiếp vào 1 số đường link trong báo cáo chi tiết của SEO Spy Glass. Đây là lúc bạn vừa soi, vừa học hỏi được những nguồn backlink hay của
đối thủ. 

SEO Spyglass là một công cụ phân tích Backlink khá toàn diện của SEO Powersuite. Báo Cáo 360 độ - Kết hợp tất cả những điều này lại với nhau Bằng cách kiểm tra đối thủ cạnh tranh của bạn và cải thiện dựa trên điểm mạnh của họ (đồng thời tránh những điểm yếu của họ), một sách lược đúng đắn sẽ giúp dự án tiếp theo của bạn xếp vị trí dẫn đầu trong SERPs. Đừng bao giờ ngại đào sâu vào hang thỏ. Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên về những gì bạn tìm thấy.