Để trở thành công cụ tìm kiếm số 1 thế giới, Google không ngừng nỗ lực phát triển các thuật toán của họ nhằm chống lại sự thao túng công cụ tìm kiếm từ các SEO mũ đen. Họ đã phát hành rất nhiều thuật toán, tuy nhiên dưới đây sẽ là 9 thuật toán khét tiếng nhất của Google, gây nên sự sợ hãi cho cộng đồng SEOer mũ đen trên toàn cầu.
Như chúng ta đã biết, Google tiến hành cập nhật thuật toán của họ từ 1 đến 2 lần một tháng. Nhưng không phải lần nào cập nhật cũng có tác động mạnh đến toàn bộ website trên thế giới dẫn đến thay đổi lớn cục diện thứ hạng trên Google Search. Để giúp cho các bạn có một cái nhìn tổng thể về các thuật toán, tác động qua mỗi lần cập nhật thuật toán đến các website trong những năm qua, tôi tiến hành viết bài này để các bạn hiểu rõ hơn từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh tình trạng SEO mãi không lên mà không biết vì sao.
Dưới đây là danh sách 9 thuật toán khét tiếng của Google tính đến thời điểm cuối tháng 4 năm 2017 mà họ đã cập nhật gây nên ảnh hưởng lớn đến website trên toàn cầu:
Để kiểm tra và theo dõi lưu lượng traffic tự nhiên về website của bạn, có rất nhiều công cụ theo dõi, tuy nhiên tôi hay sử dụng công cụ SEO PowerSuite" Rank Tracker. Vào bài viết khác tôi sẽ giới thiệu đến các bạn tool này cũng như cách sử dụng nó. Còn bây giờ chúng ta hãy bắt đầu vào công việc chính ngày hôm nay đó chính là tìm hiểu về 9 thuật toán khét tiếng nhất của Google!
I. Thuật toán Panda (gấu trúc):
Google Panda là thuật toán chuyên xử lý các website có chất lượng nội dung thấp, nghèo nàn, spam, copy,.... Một khi bị Panda áp đặt hình phạt, website của bạn sẽ không thể có được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
Ban đầu, Panda có vai trò như một bộ lọc, chuyên lọc các website có nội dung kém chất lượng ra khỏi cuộc chơi đua hạng trên Google Search. Tuy nhiên, đến đầu năm 2016, thuật toán Panda đã chính thức được Google đưa vào danh sách là một phần trong những thuật toán cốt lõi xếp hạng tìm kiếm của họ. Nghĩa là đã được hơn 1 năm rồi, Panda luôn trong trạng thái Real - time (luôn luôn hoạt động, chứ không hoạt động cục bộ, theo chu kỳ như xưa nữa ) do đó website của bạn có thể bị phạt cũng có thể được gỡ phạt nhanh hơn trước rất nhiều.
Những lỗi dưới đây có thể sẽ làm bạn thành miếng mồi ngon của thuật toán Panda:
- Nội dung trùng lặp quá nhiều.
- Đi copy nội dung từ website khác.
- Nội dung quá thô sơ, nghèo nàn.
- Spam do người dùng.
- Nhồi nhét từ khóa.
- Nội dung website không thu hút được người dùng.
Làm sao để bạn có thể an toàn trước Panda?
Bước 1: Kiểm tra nội dung trùng lặp trên website của bạn:
Trùng lặp nội dung trên website là lỗi phổ biến nhất đưa bạn đến con đường làm miếng mồi ngon cho Panda. Google khuyến cáo người quản trị website rằng hãy kiểm tra thường xuyên hơn sự trùng lặp nội dung trên trang web. Đặc biệt lỗi trùng lặp tiêu đề và mô tả bị Google phạt rất nặng.
Có rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn kiểm tra trùng lặp nội dung trên website như SEO PowerSuite 's website Auditor.
Nếu các công cụ không thể xem được nội dung trùng lặp trên website của bạn thì hãy kiểm tra lại file Robots.text hoặc xem lại bạn đã cho Google index nội dung hay chưa.
Bước 2: Kiểm tra đạo văn, nội dung copy
Nội dung website trùng lặp với một website khác đi trước bạn sẽ là con đường kích hoạt hình phạt từ Panda rất nhanh. Nếu bạn nghi ngờ rằng có nội dung trên trang của bạn hãy sử dụng ngay công cụ CopyScape. CopyScape cung cấp dịch vụ hoàn toàn miễn phí và không mất công đăng ký rườm rà như một số công cụ khác nhưng những gì nó đem lại cho chúng ta lại rất hữu dụng. Tốc độ cập nhật nội dung của công cụ này cũng cực kỳ nhanh chóng, đặc biệt nó đưa ra ngay website có nội dung tương tự được Google index trước, điều này mang lại kiểm chứng chính xác nhất. Dưới hình là một ví dụ kiểm tra đạo văn trên chính Blog LuuAnh.com của tôi, các bạn thấy có 7 kết quả đạo văn, 7 bài này đúng là tôi đã copy nguyên vẹn của tác giả và chia sẻ lại để cho anh em cùng học tập.
Thật sự là quá bá đạo! Để có thêm nhiều tính năng mới chuyên nghiệp hơn các bạn có thể đăng ký phiên bản pro cho doanh nghiệp của mình. Đối với cá nhân như tôi thì dùng bản miễn phí cũng thấy quá ổn rồi.
Rất nhiều chủ đề, ngành công nghiệp có thể không bao giờ đảm bảo được rằng website có 100% nội dung độc đáo. Ví dụ như website thương mại điện tử, các trang rao vặt thường có một tỷ lệ trùng lặp nội dung cực lớn do người dùng đăng tải lên.
Bước 3: Xác định nội dung kém chất lượng
Nội dung kém chất lượng là một khái niệm khá mơ hồ, các bạn sẽ đặt ngay câu hỏi thế nào là kém chất lượng? Các website cung cấp nội dung với số lượng từ ngữ văn bản quá ít, đặt nhiều quảng cáo, có nhiều liên kết ra ngoài đến website khác, nội dung mang lại rất ít giá trị cho người dùng,... được cho là một trang kém chất lượng.
Nếu nội dung bài viết dưới 250 từ (Nếu các bạn dùng mã nguồn WordPress có công cụ hỗ trợ SEO Yoast sẽ thấy nó khuyến khích bạn viết nội dung tối thiểu là 250 từ ) và trang có hơn 100 link out (liên kết đến website ngoài ) thì một khả năng rất cao bạn đã bị đánh giá là website có nội dung kém chất lượng và khả năng cao bạn đã được Google Panda "chăm sóc".
Để kiểm tra chất lượng nội dung website các bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ SEO WebSite Auditor.
Bước 4: Kiểm tra sự nhồi nhét từ khóa trên website
Nhồi nhét từ khóa là thuật ngữ để chỉ những bạn đang ở tình trạng SEO quá đà, quá tối ưu từ khóa cho một page.
Hãy đảm bảo rằng nội dung được xây dựng một cách tự nhiên nhất, đừng cố gắng spam các từ khóa, Nếu các bạn đủ sức hãy sử dụng một từ khóa rộng bao hàm nhiều từ khóa. Ví dụ, các bạn đang làm một diễn đàn SEO, mà các bạn muốn nó lên top cả các từ khóa như diễn đàn seo web, diễn đàn seo uy tín ở Việt Nam chẳng hạn, thay vì việc nhồi nhét tất cả các từ khóa này lên website, bạn hãy tối ưu website với một từ khóa duy nhất là Diễn đàn SEO web uy tín ở Việt Nam và bắt đầu quá trình Off page, điều hướng link nội bộ với tất cả các từ khóa bạn đang muốn lên top. Bạn sẽ được đánh giá cao hơn nhiều và tránh được Google Panda nhòm ngó.
Để kiểm tra xem website có nhồi nhét từ khóa hay không bạn hãy sử dụng công cụ SEO PowerSuite 's WebSite Auditor.
Bước 5: Khắc phục các lỗi có thể đưa bạn thành miếng mồi ngon cho Panda:
Một khi phát hiện ra các lỗi mà Panda nhắm vào bạn hãy khẩn trương sửa chữa ngay chúng càng sớm càng tốt bởi có thể bạn chưa bị phạt bởi phiên bản cũ nhưng sau khi thuật toán cập nhật phiên bản mới mạnh hơn, tinh vi hơn bạn có thể thành miếng mồi ngon nhanh chóng của Gấu Trúc!
II. Thuật Toán Penguin (chim cánh cụt):
Mục tiêu của thuật toán Penguin (Chim cánh cụt ) chính là các website có hồ sơ liên kết kém chất lượng, liên kết spam và không tự nhiên. Chim cánh cụt là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với không chỉ SEO mũ đen mà ngay cả SEO mũ trắng nếu không cẩn thận đi đúng con đường cũng sẽ dễ dàng trở thành con mồi của nó.
Từ cuối năm 2016, Penguin được xếp vào là một trong những thuật toán cốt lõi của Google và luôn hoạt động Real time nghĩa là luôn luôn hoạt động trong thời gian thực. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bị phạt nhanh hơn và cũng có thể được giải thoát bởi hình phạt này nhanh hơn. Đối với những webmaster mà có tên miền bị phạt bởi Penguin thì đây có lẽ là tin mừng họ mong chờ nhất từ Google, Bởi trước đây, một khi bị phạt bởi Penguin, bạn chỉ còn cách chờ đợi đợt cập nhật nâng cấp tiếp theo của thuật toán thì mới có cơ hội được xem xét tha hay không. Có những người phải chờ đợi mấy năm trời, như vậy chẳng thà bạn đi mua luôn một tên miền mới còn hơn ngồi chờ đợi ngày ra tù với thời gian khủng khiếp ấy.
Mục tiêu của thuật toán Penguin:
- Hồ sơ liên kết của bạn là các website kém chất lượng, các website spam.
- Liên kết đến từ các website có mục đích chỉ để xây dựng liên kết. Private Blog Networks (PBNs) là xu hướng xây dựng liên kết trong năm 2017. Đây là hình thức xây dựng rất tốn kém nhưng lại là xu hướng bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại nếu bạn làm đúng cách, và chỉ cần chờ bạn sai lầm, Penguin sẽ có một miếng mồi ngon ngay lập tức, hậu quả có thể là cả hệ thống của bạn ra đi.
- Backlink từ các website không liên quan gì đến chủ đề của bạn.
- Mua bán liên kết. Google luôn nỗ lực để giảm thiểu việc sử dụng text link bởi các SEOer. Nhân đây, tôi cũng muốn khẳng định một điều với một số bạn Newbie rằng text link không bao giờ mất giá trị của nó. Bởi backlink luôn là một phần của xếp hạng tìm kiếm. Text link nó giống như kiểu bạn sản xuất công nghiệp vậy, được toàn trang liên kết đến website đích, thay vì một vài liên kết trong bài viết. Có bạn nhắn tin hỏi tôi rằng có phải text link đã mất giá trị không, sao mình cứ đặt là tụt hạng vậy. Đó là bởi vì website của bạn chưa đủ sức để tiếp nhận text link đó. Bạn cứ tưởng tượng sơn hào hải vị đúng là tốt cho sức khỏe thật, cho bạn ăn một con cua gạch thì ăn được và tốt cho bạn chứ bắt bạn ăn 10kg một lúc bạn sẽ bội thực và chết ngay!
- Bạn nhồi nhét quá nhiều liên kết vào một từ khóa tập trung.
Cách làm thịt Penguin
Bước 1: Giữ cho sự tăng trưởng liên kết một cách tự nhiên nhất:
Google thông báo rằng họ chỉ cho các website có thứ hạng cao khi họ cho rằng hồ sơ liên kết của bạn là tự nhiên. Google cũng cho biết thêm rằng liên kết tự nhiên là liên kết do người dùng đặt và chia sẻ lên các website khác.
Nói như vậy có nghĩa là Google không thể phân biệt được đâu là do người dùng đặt backlink đâu là do bạn xây dựng.
Vậy vì sao họ lại phạt website của bạn? Họ dựa vào đâu để áp đặt hình phạt lên bạn? Một yếu tố đầu tiên dẫn đến bạn trở thành con mồi ngon của chim cánh cụt đó chính là tốc độ tăng trưởng liên kết của bạn.
Nếu website tự dưng có một lượng liên kết lớn đổ về, tăng vọt so với sự phát triển trước đây thì chắc chắn là bạn sẽ bị Google phạt rồi.
Có rất nhiều công cụ hỗ trợ việc thống kê liên kết cho bạn như Ahrefs, Moz Pro, SEO SpyGlass,... Dưới đây là hình ảnh thống kê sự tăng trưởng liên kết của một website bởi công cụ phân tích backlink Ahrefs.
Bước 2: Kiểm tra khả năng bạn bị Google Penguin bị phạt
SEO SpyGlass có thể đưa ra được các dự đoán giúp bạn đánh giá các yếu tố như tình hình hồ sơ liên kết thế nào, tốc độ tăng trưởng có ổn không, chất lượng liên kết thế nào,...
Để biết cách sử dụng SEO SpyGlass các bạn click vào liên kết ở đây.
Ở phiên bản miễn phí, SEO SpyGlass sẽ giúp bạn phân tích 1000 liên kết, để có thể phân tích nhiều hơn nữa bạn cần sử dụng phiên bản pro.
Bước 3; Loại bỏ các liên kết xấu
Cách tốt nhất đó là bạn hãy liên hệ với người quản trị website có backlink về trang web của bạn và yêu cầu họ hỗ trợ bằng cách gỡ các liên kết đó ra. Tuy nhiên, điều này cũng không hề dễ dàng gì nếu bạn chẳng quen biết gì với người quản trị kia, chưa kể trường hợp xấu đó là đối thủ chơi đểu bơm backlink bẩn cho bạn thì việc yêu cầu trợ giúp gỡ liên kết rõ ràng là vô nghĩa!
Rất may, Google cũng hỗ trợ cho chúng ta vấn đề này triệt để. Họ đã cung cấp công cụ chặn liên kết xấu Google Discavow có trong Webmaster Tool mà Google phát hành miễn phí. Để chặn liên kết xấu các bạn cần lọc ra các tên miền và URL muốn chặn, ví dụ các bạn muốn chặn liên kết đến từ site LuuAnh.com của tôi, các bạn tạo một file txt nội dung là domain:luuanh.com rồi vào link https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main gửi tệp chứa file đó lên cho Google. Bằng cách này, Google sẽ loại bỏ các liên kết xấu ra khỏi hồ sơ liên kết cho bạn.
III. Thuật toán Pirate
Thuật toán Pirate xuất hiện nhằm trừng phạt các website vi phạm bản quyền nội dung, bị nhiều báo cáo vi phạm gửi đến Google.
Để yêu cầu Google xử lý bản quyền các bạn truy cập vào liên kết sau: https://support.google.com/legal/troubleshooter/1114905?hl=vi. Trang này sẽ giúp bạn truy cập đúng nơi để báo cáo nội dung bạn muốn yêu cầu xóa khỏi các dịch vụ của Google theo luật hiện hành. Việc cung cấp cho chúng tôi thông tin đầy đủ sẽ giúp chúng tôi điều tra yêu cầu của bạn.
Google cũng bị kiện rất nhiều liên quan đến vấn đề để cho các website ăn cắp nội dung được hiển thị cao trên công cụ tìm kiếm của họ, Vì thế không có gì khó hiểu khi họ rất mạnh tay xử phạt các website chuyên ăn cắp nội dung mà không được sự đồng ý của tác như phim ảnh, tài liệu khoa học,...
Mục tiêu của thuật toán Pirate:
- Website vi phạm bản quyền nội dung.
- Website bị báo cáo quá nhiều lần vi phạm bản quyền.
Làm sao để bạn an toàn trước Pirate?
- Hãy đảm bảo rằng nội dung bạn xuất bản lại của người khác là không có đăng ký bản quyền hoặc được sự cho phép từ tác giả.
IV. Thuật toán Hummingbird (chim ruồi )
Thuật toán Google Hummingbird là một bước tiến lớn vượt bậc của công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới với mục đích hiểu được truy vấn tìm kiếm của người dùng, hiểu được nội dung website nói về vấn đề gì để từ đó đưa ra kết quả chính xác nhất.
Trước thời Hummingbird, kết quả tìm kiếm dựa rất nhiều vào từ khóa tìm kiếm của người dùng và sự xuất hiện của từ khóa trong văn bản nội dung website cung cấp.
Các từ khóa truy vấn của người dùng vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra kết quả tuy nhiên Hummingbird giúp cho Google đưa ra các kết quả mà thậm chí nội dung của page đó không có từ khóa mà người dùng tìm kiếm nhưng nội dung của nó lại nói đến vấn đề mà người dùng đang cần.
Với thuật toán chim ruồi Hummingbird, Google đủ thông minh để hiểu được các từ đồng nghĩa, các từ viết tắt phổ biến. Trên blog của tôi có một bài viết rất điển hình cho ví dụ này đó là bài Hướng dẫn tạo hàng loạt nick Facebook trong tích tắc. Tại sao tôi lại nói như thế? Các bạn có thể truy cập vào bài viết để xem nội dung hoàn toàn không hề có sự xuất hiện nào của từ "fb" cả (fb là viết tắt của Facebook ). Tuy nhiên, khi các bạn search từ khóa như "tạo nick fb hàng loạt" hay "tạo fb hàng loạt" tôi luôn được một vị trí rất tốt đó là thứ 2, chỉ sau video hướng dẫn trên Youtube đã tạo ra trước tôi rất lâu. Đây là từ khóa có lượt tìm kiếm trung bình 1 tuần là 2000, tương đối cạnh tranh. Bị tôi bỏ lại phía sau cũng là những trang công nghệ không hề yếu kém. Như vậy, chúng ta đủ thấy rằng độ thông minh của Google đã có sự cải thiện vượt bậc.
Mục tiêu của thuật toán HummingBird:
- Nhồi nhét từ khóa.
- Nhắm mục tiêu từ khóa không chính xác.
Làm thịt HummingBird thế nào?
Bước 1: Mở rộng nghiên cứu từ khóa của bạn
Với Google HummingBird, bạn có cơ hội thể hiện sự sáng tạo từ khóa cao nhất thay vì chỉ sử dụng những từ khóa ngắn ngủn được gợi ý từ các công cụ phân tích từ khóa như Google Keyword Planner trước đây.
Bạn cũng không cần phải cố gắng viết nhiều, cố gắng đưa nhiều từ khóa vào nội dung bài viết làm gì, thay vào đó hãy cung cấp nội dung một cách tự nhiên nhất bởi Google đủ thông minh để biết bạn đang nói về vấn đề gì, các từ đồng nghĩa nó cũng hiểu hết. Bài viết về tạo nick Facebook ảo của tôi đó là một ví dụ, Google đủ thông minh đến mức hiểu được rằng nó cần cung cấp nội dung website của tôi cho người dùng dù tôi không hề viết một từ "fb" nào trong bài.
Bước 2: Khám phá suy nghĩ của người dùng
Bạn cần tìm hiểu người dùng, đặt bản thân vào là người đang đi tìm kiếm dịch vụ xem các từ khóa chúng ta có thể tìm kiếm là gì. Hãy sử dụng thêm các công cụ phân tích tín hiệu mạng xã hội như Awario để xem người dùng tìm kiếm bạn thế nào. Awario sẽ giúp bạn biết làm sao để khách hàng tìm kiếm thương hiệu của bạn, khách hàng nói gì về bạn trên mạng xã hội cũng như đối thủ.
Bước 3: Viết nội dung chất lượng, dừng sử dụng các công cụ spin lại:
Trước đây, bạn có thể sử dụng các công cụ spin nội dung để xây dựng hệ thống website tuy nhiên điều này ngày càng trở nên nguy hiểm với chúng ta. Tôi không phủ nhận có nhiều người vẫn rất thành công với cách này, tuy nhiên hãy chắc chắn rằng ít nhất bạn phải có data spin chuyên ngành riêng, chỉnh sửa lại tương đối sau khi spin thì mới giảm khả năng bị phát hiện bởi HummingBird được.
Nếu các bạn không có nhiều kỹ thuật, tôi khuyên các bạn hãy tự xây dựng nội dung một cách trung thực, đào sâu ý nghĩa để cung cấp cho người dùng sẽ an toàn hơn nhiều.
Bước 3: Viết nội dung chất lượng, dừng sử dụng các công cụ spin lại:
Trước đây, bạn có thể sử dụng các công cụ spin nội dung để xây dựng hệ thống website tuy nhiên điều này ngày càng trở nên nguy hiểm với chúng ta. Tôi không phủ nhận có nhiều người vẫn rất thành công với cách này, tuy nhiên hãy chắc chắn rằng ít nhất bạn phải có data spin chuyên ngành riêng, chỉnh sửa lại tương đối sau khi spin thì mới giảm khả năng bị phát hiện bởi HummingBird được.
Nếu các bạn không có nhiều kỹ thuật, tôi khuyên các bạn hãy tự xây dựng nội dung một cách trung thực, đào sâu ý nghĩa để cung cấp cho người dùng sẽ an toàn hơn nhiều.
V. Thuật toán Pigeon (chim bồ câu)
Thuật toán Google Pigeon hiện mới chỉ áp dụng tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh là chính như nước Anh, Canada và Úc. Pigeon đã tác động tương đối lớn đến kết quả tìm kiếm của người dùng, một trong những yếu tố quyết định đến kết quả người dùng do thuật toán này gây ảnh hưởng đó chính là vị trí tìm kiếm.
Theo Google, Pigeon tạo ra sự thân thiện, gần gũi hơn giữa các thuật toán địa phương và các thuật toán cốt lõi của họ. Bản cập nhật này sử dụng vị trí là một yếu tố quan trọng để xếp hạng tìm kiếm.
Pigeon làm cho công cụ tìm kiếm trả về kết quả có ít nhất là 50% các website địa phương. Đây là một lợi thế lớn đối với các doanh nghiệp có Google My Business.
Hiện tại, ở Việt Nam chúng ta chưa có thuật toán này. Tuy nhiên, qua những bước đi chuyển hướng công cụ tìm kiếm về các tên miền địa phương của Google tôi tin, khả năng cao không lâu nữa thuật toán này cũng sẽ được phát hành toàn cầu.
Mục tiêu của thuật toán Pigeon:
- Trang web tối ưu hóa kém.
- Thiết lập Google My Business không đúng cách.
- Mâu thuẫn các thông tin liên hệ của doanh nghiệp.
- Thiếu trích dẫn trong thư mục địa phương (nếu có liên quan).
Làm sao để ăn thịt được chim bồ câu Pigeon?
1. Tối ưu hóa trang web của bạn đúng cách:
Pigeon đưa vào các tiêu chuẩn SEO tương tự cho doanh nghiệp địa phương như đối với tất cả các kết quả tìm kiếm khác của Google. Điều đó có nghĩa các doanh nghiệp địa phương bây giờ cần phải đầu tư rất nhiều công sức vào tối ưu hóa trên trang. Hãy khởi đầu tốt đẹp với SEO PowerSuite 's WebSite Auditor khi bạn thực hiện công việc tối ưu hóa này.
Các công cụ của phân tích nội dung trên bảng điều khiển sẽ cung cấp cho bạn những ý tưởng tốt về các khía cạnh tối ưu hóa trên trang web của bạn, phát hiện ra các lỗi, cảnh báo trên website cho bạn.
2. Thiết lập trang Google My Business:
Đầu tiên, bạn cần tạo một trang Google My Business. Tiếp theo bạn cần xác minh được địa điểm để được Google đăng công khai thông tin doanh nghiệp lên trên Google Map. Để biết cách xác minh địa điểm doanh nghiệp các bạn đọc bài viết Cách xác nhận địa điểm trên Google Map của tôi nhé.
Bạn cần chắc chắn rằng mọi thông tin về doanh nghiệp của bạn đưa lên là chính xác, đặc biệt mã vùng, số điện thoại, địa chỉ,...
Chú ý rằng đánh giá tích cực của người dùng là một điểm cộng lớn giúp bạn có thứ hạng cao trên Google Search. Do đó, hãy tìm cách khuyến khích người dùng đánh giá cho bạn qua các chương trình như khuyến mãi chẳng hạn.
3. Đảm bảo thông tin doanh nghiệp của bạn là nhất quán trên mọi kênh:
Google sẽ xem xét thông tin doanh nghiệp của bạn không chỉ trên website doanh nghiệp mà còn cả trên các trang web khác nói về bạn.
Bạn cần đảm bảo rằng mọi thông tin đăng tải về doanh nghiệp của bạn đều đúng về địa chỉ, số điện thoại, tên doanh nghiệp, mã vùng,...
Nếu có sự sai khác, bạn có thể bị Google đánh tụt thứ hạng hoặc thậm chí là không được hiển thị trên Google Search nữa nếu doanh nghiệp của bạn gian dối.
4. Nhận giới thiệu từ các website địa phương:
Các website công bố doanh nghiệp địa phương như Yelp, TripAdvisor có tác động rất tốt đến xếp hạng doanh nghiệp của bạn tại địa phương. Vì vậy, bạn hãy tìm cách liên hệ với họ để được đăng tải thông tin doanh nghiệp.
VI. Cập nhật Mobile Friendly
Thuật toán Mobile Friendly (thân thiện với di động) được Google ra mắt ngày 21 tháng 4 năm 2015. Kể từ đây, chúng ta sẽ thấy có sự khác biệt tìm kiếm trên điện thoại di động và laptop nếu một website không thân thiện với thiết bị di động. Điều này càng thể hiện rõ hơn sau khi Google cập nhật một loạt thuật toán vào tháng 9 năm 2016. Và cuối cùng đó là sự khác biệt hẳn giữa kết quả tìm kiếm trên máy tính và điện thoại nếu website không thân thiện với di động khi Google bắt đầu lập chỉ mục tìm kiếm đầu tiên cho điện thoại di động. Có rất nhiều chuyên gia dự đoán rằng về lâu dài có khả năng rất cao Google sẽ sử dụng yếu tố trên di động để xếp hạng luôn website khi người dùng sử dụng laptop.
Mục tiêu của Mobile Friendly:
- Website không có phiên bản dành cho thiết bị di động điều này có nghĩa là thiết bị hoàn toàn không thân thiện với di động rồi.
- Chữ quá nhỏ, hoặc các dòng quá gần nhau dẫn đến người dùng khó đọc.
- Sử dụng nhiều Plugin.
- Cấu hình khung hình chế độ xem không tốt
Làm sao để an toàn trước thuật toán Mobile Friendly?
Ngay từ khi thiết kế website bạn hãy đảm bảo rằng website của bạn thân thiện với di động. Để kiểm tra độ thân thiện với di động Google cung cấp tool miễn phí cho chúng ta sử dụng đó là công cụ Kiểm tra tính thân thiện của di động
VII, RankBrain:
RankBrain là hệ thống máy móc giúp Google phân tích, giải mã các ý nghĩa những truy vấn tìm kiếm khác nhau của người dùng để từ đó đưa ra kết quả chính xác nhất trên công cụ tìm kiếm.
Chỉ có một thành phần xử lý truy vấn trong RankBrain nhưng đó cũng chính là yếu tố xếp hạng của thuật toán này. Lần đầu tiên khi công bố thuật toán RankBrain, Google khẳng định rằng đây là một trong 3 yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của họ. Bằng cách nào đó, RankBrain có thể đánh giá tóm tắt được nội dung của một website để rồi từ đó đưa ra kết quả tốt nhất liên quan đến tìm kiếm của người dùng.
Về mặt cơ bản, RankBrain cũng xếp hạng website dựa vào các yếu tố truyền thống như backlink, tối ưu on page,... Ngoài ra, RankBrain còn xem xét đánh giá các truy vấn cụ thể khác để từ đó đưa ra kết quả liên quan nhất, chất lượng nhất cho người dùng.
Mục tiêu xử lý của RankBrain:
- Các website thiếu sự liên quan đến truy vấn cụ thể.
- Website cung cấp trải nghiệm người dùng kém.
Làm sao để không bị RankBrain phạt?
1. Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng:
Dĩ nhiên, RankBrain không phải là lý do để bạn đem lại trải nghiệm cho người dùng tốt hơn. Nhưng Google sinh ra là để làm hài lòng người dùng, chúng ta muốn có thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm tại sao lại không cố gắng làm hài lòng người dùng, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của bạn.
Google Analytics là một công cụ tuyệt vời để phân tích dữ liệu người dùng từ đó đánh giá mức độ phát triển của một website đến đâu. Hai chỉ số mà tôi đặc biệt quan tâm khi phân tích hành vi người dùng đó là tỷ lệ thoát và thời gian xem trang web của khách hàng. Nếu 2 chỉ số này quá xấu, điều chắc chắn là thứ hạng của bạn sẽ không bao giờ cao được. Để tìm hiểu hiểu thêm sự ảnh hưởng của tỷ lệ thoát đến một chiến dịch seo các bạn đọc bài viết sau của tôi: Ảnh hưởng của tỷ lệ thoát trang đến kết quả SEO.
2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:
Một trong những cách xếp hạng quan trọng của RankBrain đó là phân tích các truy vấn của người dùng vào từng website rồi sử dụng nó như một tín hiệu để đưa ra kết quả tìm kiếm chính xác nhất. Như vậy, tính năng này của RankBrain sẽ giúp Google hiểu được bất kỳ hành động nào của người dùng trên website của bạn. Vì vậy bạn cần có những đánh giá quan sát trực tiếp không chỉ bản thân mà còn cả đối thủ xem traffic họ đến từ đâu chẳng hạn,...và còn rất nhiều điều nữa.
VII. Thuật toán Possum:
Bản cập nhật gây xôn xao, khiến cộng đồng SEO chao đảo vào đầu tháng 9 năm ngoái của Google khiến kết quả tìm kiếm địa phương thay đổi chóng mặt do đó nó được đặt tên là thuật toán Possum
Sau khi Possum được cập nhật, Google Search đưa ra kết quả tìm kiếm phong phú hơn nhiều dựa vào vị trí tìm kiếm của người dùng. Nếu bạn ở gần doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mà bạn đang quan tâm thì doanh nghiệp đó có khả năng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm rất cao. Hơi nghịch lý một chút là chính Possum cũng khuyến khích các doanh nghiệp ngoài địa phương tăng cường sự hiện diện ở nơi khác. Trước đây, nếu doanh nghiệp của bạn nằm ngoài vùng địa lý sẽ không được ưu tiên hiển thị và đưa vào danh sách địa phương tuy nhiên bây giờ điều này đã thay đổi, bạn vẫn có thể tăng cường hiện diện ở địa phương khác. Ngoài ra các doanh nghiệp chia sẽ một doang nghiệp khác cung cấp dịch vụ liên quan truy vấn của người dùng cũng có cơ hội được xuất hiện trên tìm kiếm địa phương.
Mục tiêu của Possum:
- Xử lý các doanh nghiệp trùng lặp địa chỉ, cung cấp dịch vụ tương tự nhau.
- Đối thủ cạnh tranh có địa chỉ gần người tìm kiếm hơn.
Làm thịt Possum kiểu gì?
1. Theo dõi xếp hạng địa phương cụ thể:
Sau khi thuật toán Possum được cập nhật, vị trí tìm kiếm của bạn đóng một vai trò to lớn có sức ảnh hưởng mạnh đến công cụ tìm kiếm.
Hãy sử dụng các công cụ để theo dõi xếp hạng tìm kiếm địa phương của bạn bằng cách sử dụng các công cụ như SEO PowerSuite 's Rank Tracker.
2. Phát triển danh sách từ khóa tìm kiếm địa phương:
Possum làm xuất hiện nhiều kết quả tìm kiếm với các từ khóa tương tự nhau. Vì thế bạn hãy cố gắng phát triển được từ khóa mở rộng đến các suy nghĩ của người dùng. Chú ý là dùng từ khóa mở rộng bao hàm nhiều từ khóa chứ không phải cố gắng nhồi nhét, spam từ khóa nhé.
IX. Thuật toán Fred:
Thuật toán Fred là một cập nhật của Google vào ngày mùng 8 tháng 3 năm 2017 làm cộng đồng SEO trên toàn cầu chao đảo, có rất nhiều website giảm traffic đến mức chỉ còn bằng 1 phần 10 trước đây. Cái tên Fred là do Gary Illyes của Google nói đùa trên Twitter của ông. Google đã xác nhận sự có mặt của thuật toán này, tuy nhiên họ từ chối đưa ra thảo luận về cập nhật này với lý do là để đảm bảo chất lượng tìm kiếm cho người dùng.
Kết quả nghiên cứu từ các công cụ theo dõi Google tự động cho thấy thuật toán Fred hướng đến các website chỉ có mục đích quảng cáo là chính, spam liên kết, chất lượng nội dung kém mà không hướng đến người dùng.
Mục tiêu của thuật toán Fred:
- Website có nội dung kém, quảng cáo quá nhiều.
- Hồ sơ liên kết kém chất lượng
Làm sao để không bị thuật toán Fred phạt?
1. Thực hiện đúng nội quy quản trị website của Google:
Google không đưa ra bình luận về thuật toán này tuy nhiên họ có nhắc nhở webmaster toàn cầu rằng hãy thực hiện công việc quản trị đúng với Nguyên tắc quản trị trang web của họ.
2. Xây dựng nội dung website chất lượng:
Các website bị đánh giá là chất lượng nội dung kém đều trở thành miếng mồi béo của Fred. Hãy cố gắng xây dựng nội dung chất lượng lên website của bạn để dữ chân khách hàng và nâng cao uy tín của bạn với Google.
Đừng tham lam đặt quảng cáo quá nhiều, Đây là một điều Google rất ghét và ra sức ngăn chặn từ khi Google Adsense ra đời.
Copy bài viết vui lòng ghi nguồn LuuAnh.com. Xin cảm ơn!
Link bài viết: Làm thịt 9 thuật toán khét tiếng của Google?
0 Nhận xét