Khi nói đến On Page SEO chắc chắn các bạn đã nghe rất nhiều các vấn đề như sử dụng thẻ meta thế nào, mật độ từ khóa bao nhiêu phần trăm là tốt, vân vân và vân, đủ các thể loại trên đời!

Có quá nhiều khái niệm, quá nhiều kiến thức, tôi chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều không ngừng tìm kiếm các phương pháp tối ưu mới On page, các công cụ, chỉ tiêu mới để đánh giá xem bản thân đã đạt chuẩn đến đâu rồi.
on-page-seo

1. Bắt đầu với Title chứa từ khóa:

  •  Title của bạn bắt buộc phải có chứa từ khóa, từ khóa xuất hiện càng sớm càng tốt.

2. Title phải mặc định là thẻ H1:

  •  Tiêu đề luôn luôn được đặt trong thẻ <h1> </h1> về vấn đề này, WordPress đặc biệt hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bạn cần đảm bảo mỗi page chỉ có đúng duy nhất 1 thẻ H1. Để kiểm tra xem Title có đúng được đặt trong thẻ H1 hay không các bạn có thể kiểm tra Code hoặc đơn giản hơn dùng luôn SEO Quake kiểm tra.
  •  Từ khóa sẽ xuất hiện ở thẻ H2.
    seo-on-page

3. Tối ưu hóa URL thân thiện với công cụ tìm kiếm:

  •  Google đã tuyên bố rằng 3 đến 5 từ đầu tiên của URL là quan trọng nhất. Ví dụ như ở bài viết này, do tôi sử dụng nền tảng là Blogspot nên liên kết sẽ bị mặc định là http://www.luuanh.com/2017/01/on-page-seo.html tuy nhiên đối với Wordpress chẳng hạn các bạn không nên để dài như thế. Rất nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia chỉ ra rằng chúng ta nên tùy chỉnh URL về dạng chứa từ khóa ngắn nhất có thể. Như vậy URL thân thiện với công cụ tìm kiếm nhất đối với bài viết này của tôi phải là http://www.luuanh.com/on-page-seo.html. Đặc biệt không bao giờ nên dùng các URL cực xấu và kém thân thiện như http://www.luuanh.com/p=1923 hay http://www.luuanh.com/on-page-seo-ky-thuat-toi-uu-on-page-hieu-qua-nam-2017-nen-doc-ngay-bay-gio.html. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này tại bài viết sau: http://www.stephanspencer.com/matt-cutts-interview/

4. Thêm bổ ngữ cho tiêu đề của bạn:

  • Ví dụ như bài viết này của tôi, tôi có thêm "năm 2017", đó là do thời điểm tôi viết bài viết bài này đã bước sang năm 2017 và rất nhiều SEOer sẽ quan tâm đến thời gian cập nhật của bài viết nữa. Những bài viết từ năm 2013 chẳng hạn sẽ không còn được quan tâm nhiều nữa do Google đã thay đổi, cập nhật thêm rất nhiều thuật mới nữa rồi. Các bạn có thể thêm rất nhiều từ bổ ngữ làm tăng tính hấp dẫn bài viết nữa ví dụ: "hướng dẫn", "đánh giá", "tốt nhất",...

5. Từ khóa xuất hiện trong 100 đến 150 ký tự đầu của tiêu đề:

  •  Trong 100 đến 150 từ đầu tiên của bài viết bắt buộc phải xuất hiện từ khóa của bạn. Đây là cách rất tốt để cho Google biết rằng bài viết của bạn nói về nội dung gì. Rất nhiều người viết đoạn đầu dài quá, nói mông lung, vòng vo, không tập trung vào từ khóa chính khiến Google khó hiểu ý định bài viết của bạn.

6. Thiết kế Resposive:

  •  Thiết kế website thân thiện, phù hợp với mọi thiết bị sẽ được Google ưu tiên hơn. Đặc biệt trong năm 2015 xuất hiện những tin đồn về việc Google ưu ái hơn cho các website thân thiện với điện thoại di động và đến năm vừa qua 2016 Google đã chính thức công bố bot của họ bắt đầu index trên điện thoại di động. Để kiểm tra tính thân thiện của website với điện thoại di động các bạn có thể sử dụng công cụ Mobile Friend do Google cung cấp.

7. Sử dụng Video, hình ảnh:

  •  Việc chỉ có nội dung đơn thuần hơn sẽ gây sự nhàm chán cho người đọc và Google cũng không hề thích điều này. Trong thời buổi gần như ai cũng có điện thoại thông minh chụp ảnh như ngày nay việc không có 1 video hay hình ảnh làm nội dung thì thật sự là một thiếu sót lớn của bạn. Sử dụng đa phương tiện tiếp cận người dùng sẽ giúp tăng thời gian lưu trên trang của người đọc, và từ đó Google đánh giá bạn cao hơn rất nhiều.

8. Sử dụng các liên kết ngoài:

  •  Việc sử dụng các liên kết đến trang web bên ngoài có cùng nội dung mà bạn đang nhắc đến giúp Google hiểu được nội dung mà website của bạn hơn. Liên kết đến các trang web uy tín cùng chủ đề còn giúp Google hiểu rằng thông tin website bạn cung cấp là đáng tin cậy!
  •  Hầu hết các SEOer mắc sai lầm lớn đó là để lên được vị trí số 1 Google thì không sử dụng liên kết ra trang ngoài. Tôi khuyên các bạn nên cố gắng sử dụng 2 đến 4 link out trong bài viết khoảng 1000 từ, đây là nguyên tắc để phát triển tốt cho hầu hết các trang web.

9. Sử dụng liên kết nội bộ:

  •  Đối với mỗi bài viết nên dùng từ 2 đến 5 liên kết đến các bài viết cũ của bạn. Bạn có thể xem Wikipedia thấy 1 đoạn ngắn trong bài viết của họ có thể xuất hiện tới 50 liên kết nội bộ luôn tuy nhiên tôi khuyên các bạn không nên như thế vì họ là Wikipedia! Chúng ta nên sử dụng hạn chế và ở mức an toàn hơn để tránh bị Google cho là chúng ta đang cố gắng spam.

10. Tăng tốc độ cho website:

  •  Vào tháng 9 năm 2010 Google đã thông báo trên trang Blog chính thức của họ rằng tốc độ website ảnh hưởng tới vị trí xếp hạng trên công cụ tìm kiếm của họ. Bạn có thể tăng tốc độ website cá nhân bằng cách sử dụng một Content delivery network, nén hình ảnh, sử dụng máy chủ mạnh mẽ hơn, Hãy chắc chắn rằng trang web của bạn sẽ không mất hơn 4 giây để tải. Munchweb cho thấy có tới 75% người sử dụng sẽ không quay trở lại một website có thời gian tải trang lớn hơn 4 giây. Để kiểm tra tốc độ tải của website các bạn có thể sử dụng công cụ do Google cung cấp miễn phí: PageSpeed Insights 

11. Sử dụng từ khóa gợi ý trên Google Seach:

 Latent semantic analysis có nghĩa là phân tích từ khóa liên quan tiềm ẩn. Qua mỗi lần tìm kiếm chúng ta đều được Google gợi ý thêm các từ khóa tìm kiếm liên quan khác ở cuối trang. Việc sử dụng các từ khóa gợi ý này từ Google trong các bài viết giúp Google đánh giá cao bài viết hơn rất nhiều.

Chú ý các bạn nên viết bài dài và rải đều từ khóa gợi ý để Google tin là các từ khóa chúng ta thêm vào chỉ là hoàn toàn tự nhiên chứ không phải cố tình sử dụng từ khóa liên quan để đẩy cao thứ hạng tìm kiếm. Bài viết càng dài càng giúp chúng ta tránh được sự để ý của Google.

seo-onpage

12. Tối ưu hóa hình ảnh:

  •  Bạn cần chắc chắn rằng tất cả các hình ảnh đều được đặt thẻ Alt, thẻ này phải chứa từ khóa bạn đang seo, ảnh không nên dùng quá nét do sẽ rất nặng làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web. Thẻ Alt các bạn cần đặt theo dạng ví dụ như seo_on_page.jpg
    toi-uu-on-page

13. Thêm các nút chia sẻ trên mạng xã hội:

  •  Tín hiệu từ mạng xã hội có ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của bạn. Thêm các nút chia sẻ media social giúp người dùng có thể dễ dàng chia sẻ lên mạng xã hội. Mỗi tương tác từ mạng xã hội như một phiếu bầu giúp bạn có thứ hạng cao hơn,
  •  Tín hiệu mạng xã hội không phải là một phần quan trọng của thuật toán từ Google tuy nhiên các tương tác từ cộng đồng như Facebook, Twitter hay Google Plus gián tiếp đẩy thứ hạng của bạn lên một vị trí cao mới,

14. Bài viết dài:

  • Bài viết có nhiều từ ngữ dường như là một yếu tố cơ bản nhất để Google đánh giá đâu là nội dung chất lượng hay không, Nghiên cứu chỉ ra rằng bài viết để đạt được thứ hạng tốt nên có tối thiểu 1900 từ!

15. Tăng thời gian xem trang:

  • Google sử dụng thời gian xem trang của khách hàng để đánh giá độ uy tín của một trang, Nếu như khách hàng truy cập vào website của bạn rồi thoát luôn dẫn đến thời gian xem trang giảm thấp trầm trọng Google sẽ hiểu ngay rằng nội dung của ban quá kém.

16. Nội dung chất lương:

  •  Mặc dù Google không thể đánh giá trực tiếp được nội dung của bạn có tốt hay không nhưng họ có rất nhiều cách gián tiếp để đánh giá website của bạn như: Lượng khách truy cập lại, Bookmark Chrome, thời gian xem trang, ...

17. Khuyến khích bình luận trên Blog của bạn:

  •  Google thông báo rằng việc tạo ra một cộng đồng nhỏ trên website của bạn sẽ giúp trang web của bạn được đánh giá cao hơn.
    on-page-seo-luuanh