Nghiên cứu từ khóa là một bước nhỏ nhưng là nền tảng của mọi chiến dịch SEO rất dễ bị người ta bỏ quên trong các cuộc thảo luận của cộng đồng SEO về nội dung và tín hiệu xã hội.
nghien-cuu-tu-khoa

Không ngoa khi nói rằng không có nghiên cứu từ khóa sẽ không có đến những thành công của chiến dịch SEO. Từ khóa giống như một la bàn chỉ hướng cho chiến dịch SEO của bạn, từ khóa sẽ cho bạn biết bạn nên đi đâu, đi hướng nào và bạn có đang tiến bộ hay không trong kế hoạch SEO của mình.
Nghiên cứu từ khóa giúp bạn tìm ra những suy nghĩ, lo lắng cũng như những mong muốn về thị trường của bạn. Trên thực tế, công việc này mới chỉ xuất hiện, bắt đầu từ thế kỷ 21 mà thôi.

1. Để được hưởng lợi ích từ khóa mang lại bạn cần biết làm thế nào để tìm và sử dụng chúng:

Nếu bạn có thể làm chủ được việc tìm kiếm các từ khóa tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ được hưởng lợi từ việc tăng lượt tiếp cận khách hàng tự nhiên từ công cụ tìm kiếm hơn và bạn sẽ tiếp cận được khách hàng tốt hơn đối thủ của bạn.
Hầu hết mọi người có xu hướng nghiên cứu từ khóa qua một trong 3 cách sau:
  1.  Sử dụng một vài từ khóa mà khách hàng tiềm năng tìm kiếm.
  2.  Sử dụng Google Keyword Planner để tìm kiếm các từ khóa được gợi ý.
  3.  Chọn một vài từ khóa dựa trên cảm giác của bản thân.
Hôm nay, tôi đọc được một bài viết về việc nghiên cứu từ khóa của nước ngoài, rất hay và ý nghĩa, chia sẻ lại cho mọi người để cùng thay đổi tư duy SEO của mình. Hãy cảm nhận sự bức phá vị trí trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google Seach, lượng người truy cập tự nhiên vào website của bạn nhiều hơn, có nhiều đơn hàng hơn khi bạn sử dụng từ khóa đúng cách!
Trước khi bước vào nghiên cứu từ khóa, bạn cần xác định được chủ đề của ngành mà bạn đang cần phát triển online. Sau khi đã xác định được chủ đề, bạn sẽ tiến hành tìm các từ khóa tiềm năng mà người dùng hay tìm kiếm mà chưa được khai thác triệt để.

2. Sai lầm nghiêm trọng khi phân tích từ khóa:

Như tôi đã đề cập ở trên, hầu hết mọi người bắt đầu công việc nghiên cứu từ khóa với một công cụ hỗ trợ như Google Keyword Planner chẳng hạn, đây là một sai lầm rất lớn. Vì sao lại là sai lầm rất lớn? Cách thức hoạt động của các công cụ phân tích, gợi ý từ khóa đó là đưa ra các từ khóa có liên quan, giống với từ khóa mà bạn đưa ra và bạn sẽ hoàn toàn mất đi sự sáng tạo từ khóa mới. Ví dụ: Bạn đang cần nghiên cứu từ khóa liên quan đến bóng rổ basketball, khi bạn sử dụng Google Keyword Planner nó sẽ gợi ý cho bạn các từ khóa như basketball game, basketball game online,... trong khi đó nói đến bóng rổ chúng ta không thể bỏ qua các tên tuổi như Michael Jordan, Hoop,...
phan-tich-tu-khoanghien-cuu-tu-khoa-luu-anh-blog


Như vậy, công cụ phân tích từ khóa chỉ cho bạn biết được những từ khóa liên quan mật thiết với từ khóa mà bạn đưa ra nghiên cứu mà thôi. Và nó hoàn toàn không đưa ra cho bạn các từ khóa sát nhưng không trực tiếp liên quan đến những gì mà bạn đang bán. Điều đáng nói là những từ khóa mà công cụ bỏ qua lại là các từ mang lại doanh thu, nguồn truy cập lớn cho website của bạn. Lời khuyên của tôi dành cho các bạn đó là không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các công cụ phân tích từ khóa, hãy cố mở rộng ý tưởng ra để tận dụng những từ khóa đang được ít người khai thác.

3. Làm thế nào để nhanh chóng tìm được chủ đề thích hợp?

Chắc chắn bạn sẽ tự hỏi làm thế nào để xác định được chủ đề thích hợp? Một chủ đề thích hợp là chủ đề mà khách hàng của bạn quan tâm, đây không phải là một từ khóa cụ thể, nó là một chủ đề rộng lớn. Thật không may mắn đó là các từ khóa mở này thật sự rất khó để tìm ra, không có công cụ nào hỗ trợ cho bạn mà bạn cần tư duy và tìm kiếm. Ví dụ bạn đang bán các sản phẩm liên quan bóng rổ, bạn có thể nghiên cứu các từ khóa như chế độ dinh dưỡng cho cầu thủ bóng rổ, làm sao để ném bóng chính xác hơn, làm sao để nhảy cao hơn,...Khi bạn xác định được các từ khóa mới liên quan trực tiếp đến sản phẩm của bạn rồi, lúc đó bạn hãy sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner để phân tích các từ khóa mở đó.
Sau khi đã có được các từ khóa mở rồi, công việc của bạn là hãy ngay lập tức tạo các bài viết có sử dụng các từ khóa mở đó trên website của bạn.

4. Tìm kiếm diễn đàn:

Diễn đàn luôn luôn có người hoạt động, đặc biệt là họ quan tâm đến chủ đề mà bạn đang cần phát triển. Cách tốt nhất để tìm kiếm các diễn đàn liên quan là bạn sử dụng Google Seach tìm kiếm theo cách kết hợp "từ khóa" + "diễn đàn" hoặc "từ khóa" + "cộng đồng", "từ khóa" + "hội đồng", ví dụ tôi đang làm về lĩnh vực kinh doanh sữa úc, tôi có thể tìm kiếm từ khóa "diễn đàn sữa úc",...
nghien-cuu-tu-khoa-thich-hop

5. Sử dụng Wikipedia:

Wikipedia là một mỏ vàng khổng lồ thường bị bỏ qua khi nghiên cứu các từ khóa.
Ngay bây giờ, tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng Wikipedia để khai thác từ khóa:
  1.  Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào wikipedia (đây là phiên bản tiếng Việt) do bài viết này đang nói về bóng rổ nên tôi sử dụng https://en.wikipedia.org là phiên bản tiếng Anh. rồi tiến hành tìm kiếm một từ khóa mở rộng, ví dụ như Basketball.
    nghien_cuu_tu_khoa_qua_wikipedia
  2.  Tiếp theo chúng ta cần quan tâm tới phần Mục lục của bài viết, nơi đây là tóm tắt tất cả các phần nội dung liên quan từ khóa chúng ta vừa tìm kiếm.
    khai_thac_tu_khoa_tu_wikipedia
  3.   Bước 3: Hãy nhìn vào các phần của trang. Bạn cũng có thể nhấp vào một số các liên kết nội bộ trên trang ví dụ bạn click vào phần Rebounding. Ngay sau đó, Ở chỗ Rebounding tôi tìm thấy một liên kết dẫn đến bài viết chi tiết về kỹ thuật Rebounding. Ngay sau khi click vào liên kết này, Wikipedia sẽ dẫn bạn đến một trang mới với bài viết hoàn toàn mới, lại bắt đầu mở ra cho bạn thêm vô vàn từ khóa mới, kiến thức mới.
    phan_tich_tu_khoa_wikipedia

6. Phân loại từ khóa:

Bây giờ, bạn đã có được các từ khóa mở rộng, các chủ đề thích hợp. Từ khóa được chia thành 3 loại chính: ngắn, dài, trung bình.
  1. Từ khóa ngắn: Đây thường là những từ khóa đơn với số lượng tìm kiếm lớn, cạnh tranh cực cao ví dụ như "bảo hiểm", "vitamin". Bởi vì đây là những từ khóa chung nhất, ví dụ người tìm kiếm bảo hiểm ô tô cũng vẫn có thể tìm kiếm từ khóa bảo hiểm.
  2.  Từ khóa trung bình: Thường là cụm từ có khoảng 2 đến 3 từ, có lượt tìm kiếm hàng ít nhất là 2000 lượt. Các từ khóa như "bảo hiểm nhân thọ" hay "vitamin C" là các từ khóa cụ thể hơn từ khóa ngắn, có độ cạnh tranh thấp hơn tuy nhiên xét về mặt chung các từ khóa này vẫn có thể có độ cạnh tranh rất cao.
  3.  Từ khóa dài: Là cụm từ có không dưới 4 từ. Các từ khóa như "giá bảo hiểm nhân thọ" hay "thực phẩm chức năng chứa vitamin C" mặc dù không được nhiều người tìm kiếm như các từ khóa ngắn và trung bình nhưng giảm đi độ cạnh tranh rất nhiều.
Tôi khuyên bạn hãy nên bắt đầu với từ khóa dài đối với bất kỳ chiến dịch SEO nào, tại sao?
  1.  Tuy có số lượng người tìm kiếm ít nhất nhưng độ cạnh tranh giảm đi rất nhiều, bạn sẽ dễ dàng có vị trí cao trên công cụ tìm kiếm hơn.
  2.  Vẫn có người dùng tìm kiếm, bạn vẫn có cơ hội tiếp cận khách hàng và tăng chuyển đồi.
  3.  Những từ khóa ngắn, trung bình có lượng tìm kiếm lớn tuy nhiên chưa hẳn khách hàng đã chọn bạn, Ví dụ bạn bán thực phẩm chức năng chứa Vitamin C nhưng các tìm kiếm Vitamin C lại chủ yếu là muốn tìm hiểu tác dụng, vai trò của vitamin này chứ không muốn mua hàng.
  4.  Việc lôi kéo người dùng về website của bạn qua các từ khóa dài góp phần giúp bạn dễ dàng có vị trí cao với các từ khóa ngắn hơn.